Thứ năm, 16/05/2024

Ban quản lý di tích Đền và Chùa Me tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm ngày sinh Tứ Tướng Hồng Nương

Thứ ba, 01/12/2020

Nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bày tỏ lòng thành kính, tri ân đối với người có công với nước, sáng ngày 29/11 (tức ngày 15 tháng 10 năm Canh Tý), tại Đền Me, Ban quản lý di tích di tích lịch sử văn hóa Đền và Chùa Me tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm Ngày sinh Tứ tướng Hồng Nương. Về dự lễ có các đồng chí lãnh đạo Thường trực huyện Ủy – HĐND lãnh đạo UBND - MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể huyện Gia Viễn và thị trấn Me; các ông bà là Bí thư Chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố cùng toàn thể nhân dân trong, ngoài thị trấn Me đã về dự.

Đồng chí Trần Văn Hậu - PCT.UBND - Trưởng Ban Quản lý di tích đọc diễn văn khai mạc buổi lễ

Theo tương truyền, Tứ tướng Hồng Nương sinh ngày 15 tháng 10 năm Nhâm Ngọ; mẹ mất sớm 4 nàng được ông Đinh Công Bình nuôi nấng, dạy dỗ và đặt tên chung là Hồng. Năm 34 Tô Định thay Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ, bọn giặc tàn ác, giết hại dân lành, sưu cao, thuế nặng. Bốn nàng Hồng thấy cảnh tàn ác của giặc mới chiêu mộ nghĩa quân, khởi nghĩa chống giặc Hán. Nghĩa quân tập trung tại đồi Me (nơi xây dựng Đền ngày nay). Nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, bốn Nữ tướng cùng nghĩa quân tiến về Mê Linh theo Hai Bà Trưng đánh dẹp giặc, thu phục 65 thành đất đai Âu Lạc. Khi Bà Trưng lên làm vua và lưu bốn tướng Hồng Nương ở lại triều đình. Sau Mã Viện làm Đại tướng mang hơn 100 tùy tướng và 2 vạn tinh binh sang đánh chiếm nước ta, bốn Nữ tướng cùng nghĩa quân của Hai Bà Trưng chống trả quyết liệt, song bị thua ở hồ Lãng Bạc. Bốn nữ tướng thoát khỏi trùng vây và đem quân về đóng tại đỉnh núi Tam Phong (tức núi Ba Chon ngày nay) rồi cùng thác trên núi. Nhân dân vùng Vân Lung (Vân Long) làm lễ an táng và lập Đền thờ bốn Nữ tướng ở chân núi Đá Hàn. Để tỏ lòng ngưỡng mộ tài đức của bốn Nữ tướng, năm 1848 vua Tự Đức ngự bút 8 chữ vàng:

“Trưng triều kiệt nữ, tứ tướng Hồng Nương”

tức “Gái giỏi trưng triều, bốn tướng Hồng Nương”.

Tại di tích lịch sử Đền và Chùa Me còn thờ Tam vị thánh mẫu; Đền còn thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (Đức Thánh Trần); Đức Thánh Nguyễn và Đức Thánh Lư - Người có công mở mang, khai hoang, lập hóa nên vùng đất Me cổ xưa. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, di tích Đền và chùa Me được sử dụng phục vụ cho cách mạng. Tháng 8 năm 1945, nhân dân và đội tự vệ Gia Viễn tập trung tại Đền và Chùa Me để kéo quân về thị xã Ninh Bình cùng nhân dân trong tỉnh cướp chính quyền thắng lợi. Năm 1951 là nơi giam giữ tù binh Pháp. Năm 1945 và về sau này Đền và Chùa Me được sử dụng làm lớp học, thư viện, kho chứa lương thực của huyện phục vụ nhân dân, phục vụ chiến trường, góp phần cùng toàn dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước.

Đội Tế cử hành nghi Lễ tế Nữ Quan

Lễ dâng hương kỷ niệm Ngày sinh Tứ Tướng Hồng Nương được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm bên cạnh hoạt động giao lưu văn hóa văn ghệ, là các ghi thức tế lễ được chuẩn bị chu đáo và trang nghiêm như: tế trình, tế nữ quan. Đây cũng là dịp để cán bộ và nhân dân trên địa bàn thị trấn Me thể hiện tình cảm và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân, nhất tâm thực hiện chu đáo các nghi thức truyền thống của dân tộc. Đồng thời, nhắc nhở cháu con thế hệ hôm nay, mai sau phải khắc ghi ơn đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./

Một số tiết mục văn ghệ biểu diễn tại chương trình giao lưu ca nhạc trước khai mạc buổi Lễ

Dương Hương - CB.VHTT

Danh sách liên quan
Chính quyền và người dân
Truyền thanh

Dữ liệu đang được cập nhật

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
81608

Trực tuyến: 8

Hôm nay: 85

Hôm qua: 0